Mỗi khi Tết đến xuân về, đối với người dân Việt Nam dù có đi đâu thì cũng không bao giờ quên được bánh chưng, bánh giầy trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Chính vì thế, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên, để tưởng nhớ các bậc gia tiên tổ phụ. Hơn nữa, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt thì bánh chưng bánh giầy là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” – là một món ăn đặc trưng của dân tộc trong những ngày đầu năm mới. Vì thế, bạn đang muốn tìm kiếm thông tin về nguồn gốc của bánh chưng trong ngày tết cũng như cách trang trí bánh chưng đẹp, thì ngay bài viết dưới đây, Nhadepso sẽ chia sẻ một số thông tin và một số cách trang trí bánh chưng sáng tạo, mới nhất hiện nay.
Nguồn gốc của bánh chưng
Vậy nguồn gốc của bánh chưng có từ đâu? Theo truyền thuyết, sau khi đánh bại giặc Ân thì Vua Hùng thứ sáu đã ra lệnh cho các người con dâng lễ vật lên vua, và lễ vật nào có ý nghĩa đặc biệt thì nhà vua sẽ truyền ngôi lại cho người đó. Kể từ đó, các người con của người vua đều tìm kiếm những của ngon, vật lạ để dâng lên vua cha nhưng chỉ trừ người con thứ 18 của Vua Hùng là Lang Liêu. Với tính tình hiếu thuận, nhân hậu song một phần mẹ cũng mất sớm nên cũng không có tài sản gì quý báu và giàu có như những người anh, và anh rất hổ thiện vì chẳng có gì để dâng lên cho vua.
Một hôm trong lúc ngủ say, Lang Liêu đã nằm mơ thấy vị thần mách bảo: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, đó là thức ăn nuôi sống con người. Vậy nên hãy lấy gạo nếp để làm bánh hình tròn và hình vuông, tượng trưng Trời Đất. Sau đó, lấy lá bọc ở bên ngoài, đặt nhân bánh trong ruột để tượng trưng cho cha mẹ sinh thành”.
Sau khi nghe được lời mách bảo như vậy, Lang Liêu liền tỉnh dậy và làm theo để dâng lên Vua Hùng. Vua ăn vào thấy ngon và hỏi về ý nghĩa của chiếc bánh này. Và sau khi nghe về câu chuyện do người con kể lại thì vua Hùng đã rất xúc động và đặt tên bánh là “Bánh chưng” với hình vuông tượng trưng cho Đất và “Bánh giầy” với hình tròn được tượng trưng cho Trời.
Cứ thế vào mỗi dịp Tết đến, nhà vua lệnh cho dân chúng làm hai loại bánh này để dâng lên tổ tiên với mong muốn cầu mong tổ tiên phù hộ cho một năm mới mang đến vụ mùa thuận lợi. Và thế câu chuyện này luôn được truyền lại cho đời này đến đời sau và hiện nay phong tục này vẫn đang được diễn ra.
Bên cạnh đó, để người nước ngoài biết đến những món bánh chưng, thì một số bạn sẽ gọi bánh chưng là “Chung Cake”, tuy nhiên nếu người nước ngoài đã sống ở Việt Nam lâu năm và được thưởng thức món ăn này thì họ sẽ hiểu đấy là bánh chưng.
Ý nghĩa của việc trang trí bánh chưng ngày tết
Cùng với câu chuyện truyền thuyết xa xưa ấy, những chiếc bánh chưng, bánh giầy được gói ghém với ý nghĩa mang trong mình cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước từ thời bấy giờ. Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong và có sẵn trong tự nhiên (nếu không có lá dong thì bạn có thể sử dụng lá chuối để gói), bên trong là được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,… tất cả đây đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc ta.
Chính vì vậy bánh chưng được xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Nhờ vậy mà đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Hơn nữa, trang trí bánh chưng ngày tết cũng thể hiện được chữ hiếu của con cái đối với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng hay trang trí bánh chưng được làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.
Xem Ngay: 26+ Ý TƯỞNG TRANG TRÍ NHÀ NGÀY TẾT 2023 ĐƠN GIẢN, ĐẸP THU HÚT Ngay TẠI ĐÂY
Hướng dẫn cách làm bánh chưng giả trang trí tết
Hình ảnh làm và trang trí bánh chưng đã quá quen thuộc với sắc tết của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đây, Nhadepso sẽ giúp bạn tìm hiểu 3 cách trang trí bánh chưng giả ngày tết cực kì dễ dàng mà lại rất đẹp nữa.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp để làm ra bánh chưng bằng giấy trang trí ngày Tết, ví dụ như: làm bánh chưng từ hộp giấy, giấy màu hay từ những lon bia và giấy màu,… Cho dù bạn có lựa chọn cách làm nào đi nữa thì cũng phải đáp ứng đặc điểm của bánh chưng có màu xanh để giống với bánh thật. Còn các kích thước của bánh chưng sẽ do bạn tự quyết định và nếu muốn làm bánh chưng có kích cỡ lớn thì bạn cũng nên cần có các tờ giấy màu có khổ lớn để khi làm tránh bị nổi các mối nối làm cho chiếc bánh thiếu tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, nếu muốn chiếc trang trí bánh chưng bằng giấy thêm sống động thì bạn có thể sử dụng các chữ Tết hay Phúc, Lộc,… để dán lên mặt trên của bánh.
1. Cách làm bánh chưng giả trang trí tết bằng hộp giấy
Đây có lẽ là cách làm bánh chưng trang trí tết giả dễ dàng nhất. Bạn sẽ cần trang bị một hộp giấy có hình vuông gần giống với hình dạng của chiếc bánh chưng. Sau đó bạn hãy sử dụng giấy màu xanh lá cây và gói như kiểu gói quà tặng. Khi gói xong thì bạn hãy dùng dây ruy-băng màu trắng để quấn xung quanh chiếc hộp để giả buộc bánh chưng lại. Chỉ với vài thao tác dễ dàng như vậy thì bạn đã có ngay một chiếc bánh chưng rất xinh xắn rồi đó.
Còn đối với bánh tét thì bạn cũng có thể dùng những chiếc hộp giấy hình trụ tròn hoặc dùng các vỏ lon nước ngọt, lon bia đã qua sử dụng rồi chọn lấy giấy màu xanh lá khéo léo quấn xung quanh chiếc lon. Khi đó cũng dùng những sợi dây ruy-băng màu trắng để buộc là được.
2. Cách làm bánh chưng bánh tét bằng giấy đẹp trang trí Tết
Cách làm này có một chút kỳ công hơn. Lúc này, bạn sẽ không sử dụng các hộp giấy có hình dạng giống với chiếc bánh chưng mà phải tạo hình cho chiếc bánh chưng từ các mảnh bìa carton. Khi đó, hãy tỉ mỉ khéo léo cắt những mảnh bìa carton lớn rồi sử dụng súng bắn keo hoặc băng dính để gắn lại, tạo hình cho chiếc bánh chưng đúng với kích thước mà bạn mong muốn.
Sau đó, bạn sẽ dùng giấy màu xanh bọc xung quanh chiếc hộp giấy. Tiếp theo, để chiếc bánh chưng giống thật hơn, thì bạn phải dùng giấy màu trắng cắt thành những sợi nhỏ vừa phải rồi sử dụng thêm băng keo để dán xung quanh bánh chưng sao cho giống với những chiếc lạt buộc lại. Còn bánh tét thì bạn cũng tương tự từ các loại vỏ lon, sau đó bọc phía ngoài bằng giấy màu là xong.
3. Cách làm bánh chưng bằng các loại giấy màu
Làm và trang trí bánh chưng bằng giấy ở cách thứ ba này đòi hỏi bạn phải khéo tay một chút. Sẽ không được sử dụng những hộp giấy có sẵn hay các mảnh bìa carton giống như 2 cách trên đã làm. Mà phải thi hành gấp bánh chưng từ chính những tờ giấy màu. Tuy nhiên ở cách này thì bạn cần phải trang bị những tờ giấy màu có độ cứng cáp một chút.
Đọc Thêm: 10+ CÁCH TRANG TRÍ DỪA TẾT ĐẸP TẠI https://nhadepeco.com/trang-tri-nha/trang-tri-dua-tet
Cách trang trí bánh chưng ngũ sắc ngày tết
Từ trước đến nay, chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc với bánh chưng xanh, vì ai ai cũng nhớ đến một câu đối quen thuộc in sâu trong trái tim mọi người đó là: “bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ”. Thế nhưng, ngoài màu xanh truyền thống, thì bánh chưng ngũ sắc cũng là một ý tưởng để trang trí tuyệt vời. Không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt, mà bánh chưng ngũ sắc còn đại diện cho phong thủy theo ngũ hành kim, thủy, mộc, hỏa, thổ.
Trang trí bánh chưng ngày Tết theo kiểu mới này, sẽ giúp bạn có thể thưởng thức trọn vẹn năm hương vị độc đáo chỉ trong một chiếc bánh. Chẳng hạn như màu xanh của lá riềng xay, màu đỏ của gấc, màu vàng và màu tím từ nếp cẩm.
Hướng dẫn cắt tỉa các loại hoa trang trí bánh chưng
Bên cạnh các kiểu trang trí bánh chưng ngũ sắc thì bạn có thể trổ tài khéo tay bằng cách tỉa thêm một vài bông hoa từ các loại quả. Sau đó, dùng chúng để trang trí cho món ăn thêm phần bắt mắt và hấp dẫn hơn nhé.
Bạn có thể tham khảo một số cách trang trí bánh chưng bắt mắt ngay sau đây.
1. Cách cắt tỉa hoa trang trí bánh chưng ngày Tết rất khó cưỡng lại từ cà rốt
Đầu tiên bạn cần chọn cho mình những một củ cà rốt có kích thước vừa phải, rồi gọt vỏ và làm sạch chúng. Sau đó dùng dao cắt ngang bề mặt của quả cà rốt thành các lát mỏng.
Và bạn hãy chuẩn bị một tô giấm đường sẵn trước, để cà rốt cắt xong thì cho vào ngâm trong khoảng 30 phút. Làm cách này sẽ giúp cho cà rốt mềm hơn, sẽ thuận tiện hơn khi tạo thành hình bông hoa.
Tiếp theo, bạn hãy dùng một lát cà rốt rồi cuộn lại thật nhỏ để làm nhị hoa. Cuối cùng, xếp các cánh hoa xung quanh để tạo thành một bông hoa, có thể dùng tăm để cố định bông hoa lại.
Chỉ với một vài bước khá đơn giản như vậy là bạn đã có thể biến một củ cà rốt thành những bông hoa tươi đẹp, rực rỡ xinh xắn trang trí bánh chưng rồi đó.
2. Cách trang trí bánh chưng ngày Tết bằng hoa cà chua rất thu hút
Ngoài cà rốt ra thì cà chua cũng là loại quả có màu sắc rất sặc sỡ được rất nhiều người thường sử dụng và thích hợp dùng để trang trí bánh chưng ngày Tết.
Vậy, để tạo hình hoa hồng từ quả cà chua căng mọng thì bạn nên thực hiện các bước như sau:
Cách 1: Cắt một lát mỏng hình tròn ở phần chóp của quả cà chua, nhưng không được cắt đứt hẳn mà để chừa khoảng 1cm. Sau đó dùng dao gọt xung quanh phần vỏ của quả cà chua. Khi đã có được độ dài thích hợp thì bạn hãy dùng đoạn vỏ cà chua đó cuộn tròn lại và dùng phần chóp bên trên để làm đế hoa.
Cách 2: Ngoài cách làm này, bạn còn có thể tạo hình cà chua thành những bông hoa sen. Cách này đơn giản hơn, nên bạn chỉ cần cắt quả cà chua thành 5 – 6 phần bằng nhau. Tiếp theo, tách từng cánh hoa ra là đã xong. Đặc biệt, để tạo thêm điểm nhấn cho hoa, thì bạn kết hợp thêm một ít dưa leo hay rau mùi để làm lá cho hoa nhé.
Bí quyết luộc bánh chưng để có màu xanh tự nhiên
Ngoài việc trang trí bánh chưng ngày Tết đẹp hơn thì nếu để chiếc bánh chưng được ngon hơn, hấp dẫn hơn thì cần phải biết đến cách luộc bánh. Vì thế, phải chuẩn bị nguyên liệu hoàn chỉnh để chiếc bánh chưng có được màu xanh tự nhiên cũng là phần rất quan trọng. Nếu bạn chưa biết cách làm thì hãy tham khảo cách làm rồi “note” ngay vào giấy cách làm dưới đây nhé:
Bước 1: Ngâm gạo nếp bằng nước tro. Tại sao lại phải ngâm trong nước tro. Bởi theo kinh nghiệm từ xa xưa, nếp được ngâm qua nước tro trước khi nấu sẽ giúp giữ được màu xanh cho chiếc bánh chưng. Hơn nữa, trong nước tro có tính kiềm nhẹ sẽ làm tăng độ kiềm trong nếp nên làm cho nếp có màu trong hơn và sẽ dễ tạo màu xanh ngọc bích trông đẹp mắt hơn.
Bước 2: Tiếp tục ngâm gạo bằng nước lá riềng. Sau khi đã ngâm qua nước tro, thì bạn hãy đem phần nếp đó trộn cùng với nước lá riềng. Lá riềng khi hái vào cần phải rửa thật sạch, rồi cắt nhỏ rồi giã nhuyễn, sau đó chắt lọc lấy nước. Công đoạn này sẽ giúp cho bánh chưng không chỉ có màu xanh tươi mà còn tạo mùi thơm mà lá riềng mang lại.
Ngoài cách làm trên, nếu bạn không có nước tro thì cũng có thể sử dụng một số loại nguyên liệu đơn giản khác. Cụ thể như sau:
Bạn có thể dùng những quả chanh tươi, rồi vắt một ít nước cốt chanh vào nếp trước khi gói. Như vậy, bánh sẽ nhanh chín hơn và có màu xanh mướt trông hấp dẫn hơn nhiều đó.
Khi gói bánh, bạn nên chọn lá dong có độ lớn vừa phải, không nên chọn những lá quá to hay quá nhỏ. Tuy nhiên phải chọn lá có màu xanh đậm, bóng, không sâu hại và không già quá cũng không quá non. Việc lựa chọn lá dong này cũng ảnh hưởng lớn đến màu sắc, hương vị của bánh chưng cũng như dễ dàng trang trí bánh chưng ngày Tết hơn.
Cuối cùng, đến bước luộc bánh bạn nên chọn loại nồi tôn. Vì đây là loại nồi đặc trưng, tạo ra môi trường kiềm. Những chiếc bánh chưng được nấu trong môi trường kiềm cũng sẽ giữ được màu xanh tự nhiên của lá dong.
Xem Thêm: CÁCH BÀY BÀN THỜ NGÀY TẾT MIỀN BẮC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Cách cắt bánh chưng đúng cách
Như thông thường, sẽ có rất ít người biết cách cắt bánh chưng đúng cách. Chính vì thế để có thể chia chiếc bánh chưng thành các miếng bằng nhau và không bị dính thì người ta thường dùng luôn dây lạt dùng để gói bánh chưng cho thuận tiện và dễ làm.
Sau đây, Nhadepso chia sẻ đến bạn cách cắt bánh chưng đúng chuẩn và đẹp mắt nhất:
Đầu tiên, bạn sẽ bóc hết tất cả những lớp lá của một mặt bánh. Còn mặt kia thì vẫn giữ nguyên, để dây lạt sang bên cạnh. Trong chỗ dây lạt dùng để gói bánh hãy chọn một sợi to nhất rồi xé nhỏ ra làm bốn, bao gồm 2 sợi to và 2 sợi nhỏ.
Tiếp theo, dùng dây lạt vừa xé ở bước trên, xếp chéo trên mặt bánh rồi từ từ kéo hai đầu sợi lạt từ góc bên này sang đến đầu góc bên kia. Hai sợi còn lại sẽ đặt thành hình chữ thập ở phần trống còn lại và rồi thực hiện tương tự. Khi nào chiếc bánh chưng được chia thành tám phần bằng nhau giống như cánh rẻ quạt thì xem như bạn đã hoàn thành đúng cách làm.
Sau đó, lấy một chiếc đĩa sạch đặt lên mặt bánh đã bóc được bóc vỏ rồi lật ngược lại để tiếp tục bóc tiếp mặt sau. Bóc hết phần lá dong của mặt còn lại, dùng lạt đã xếp sẵn rồi cắt bánh. Cầm chéo ở hai đầu mỗi sợi lạt rồi kéo từ từ cắt qua thân bánh. Thực hiện thấy dây nào to thì cắt trước, tương tự sẽ thực hiện với các sợi còn lại.
Tham Khảo: GỢI Ý 10+ MẪU TRANG TRÍ CÂY NÊU NGÀY TẾT ĐẸP, THU HÚT NHẤT
Trên đây là những gợi ý mà Nhadepso chia sẻ cách trang trí bánh chưng đẹp cũng như nhưng thông tin liên quan về bánh chưng đến bạn. Hy vọng rằng với những ý tưởng trang trí mới lạ này sẽ giúp bạn làm được chiếc bánh chưng như mong muốn nhé.
Xem thêm: