Trong gian bếp của nhiều gia đình hiện đại, tủ bếp hiện hữu như một bộ phận quan trọng khó tách rời. Không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ đồ gia dụng mà tủ bếp gia đình còn giúp khu vực này trở nên thật sự ấm cúng. Cùng Nhà Đẹp Số tìm hiểu chi tiết về tủ bếp gia đình, từ đó bạn dễ dàng chọn lựa được mẫu tủ bếp thích hợp đặt trong không gian bếp nhà bạn nhất.
1. Đặc điểm của tủ bếp gia đình
Tủ bếp là món vật dụng quá gần gũi trong gia đình. Không chỉ giúp ích rất nhiều cho việc lưu trữ, chế biến mà tủ bếp còn mang đến sự ấm cúng cho phòng bếp. Quen thuộc là thế nhưng liệu bạn đã biết về các đặc điểm cơ bản của chiếc tủ bếp gia đình?
Tủ bếp là món vật dụng gần gũi trong gian bếp gia đình. (Ảnh: lemotifs)
Khái quát về tủ bếp gia đình
Tủ bếp gia đình đã trở nên quá quen thuộc trong mỗi gian bếp. Là sản phẩm được sử dụng như vật chứa đựng ti tỉ thứ. Từ nồi niêu, xoong chảo đến bát đĩa hay các lọ gia vị. Tủ bếp được định nghĩa là vật dụng có khả năng lưu trữ nhiều thứ mang hình khối chữ nhật có các cánh cửa tủ giúp đóng mở khi cần.
Tủ bếp gia đình là vật dụng giúp lưu trữ mang hình khối chữ nhật có các cánh cửa tủ giúp đóng mở khi cần. (Ảnh: noithatnguyenbao)
Nhờ có tủ bếp mà quá trình chế biến thức ăn trở nên thuận tiện. Với thao tác dễ dàng, chỉ cần với tay đóng mở tủ là có thể lấy ngay các thứ cần dùng. Tủ bếp giúp con người lưu trữ gọn gàng các đồ gia dụng trong bếp. Đồng thời, khi cần tủ bếp có thể biến thành không gian cất giữ một số thực phẩm, lương khô đầy tiện lợi.
Lịch sử hình thành tủ bếp gia đình
Những chiếc tủ bếp gia đình đầu tiên được phát minh vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ I. Khi đó, chúng chưa mang dáng dấp như bây giờ. Chỉ bao gồm hai phần là 1 chiếc bàn cùng 1 chiếc tủ chứa thức ăn. Theo thời gian, những chiếc tủ bếp dần được hoàn thiện với các vật liệu cải tiến. Đến những năm 1920 ở châu Âu chứng kiến thời kỳ tủ bếp được sản xuất phổ biến đến mức bán ra hơn 2 triệu chiếc.
Cấu tạo tủ bếp
Mỗi chiếc tủ bếp đều có cấu tạo hai phần cơ bản: phần thân và bề mặt tủ bếp. Dù được sản xuất bằng bất kỳ chất liệu nào thì tủ bếp vẫn phải đáp ứng hai bộ phận cơ bản này.
Bề mặt tủ bếp được làm từ thép không gỉ. (Ảnh: tubepnhat.vn)
Phần thân tủ bếp có nhiều ngăn nhỏ được sử dụng để chứa đựng các đồ gia dụng khác nhau. Bộ phận thân tủ bếp có thể được thiết kế thành các ngăn kéo đa dạng. Bao gồm: ngăn kéo thông minh chứa đồ, ngăn kéo dọc, ngăn kéo tủ góc và ngăn kéo dưới chậu rửa.
2. 5 chất liệu tủ bếp phổ biến
Để lựa chọn mẫu tủ bếp ngoài mẫu mã, kiểu dáng bạn rất nên quan tâm đến chất liệu.
Tủ bếp ngày càng chứng tỏ vị trí không thể thiếu đối với gian bếp mỗi gia đình giúp việc lưu trữ đồ gia dụng tiện ích. Theo năm tháng, tủ bếp ngày càng được cải tiến không chỉ về mẫu mã, kiểu dáng mà cả chất liệu cũng có sự thay đổi. Mỗi chất liệu hiển nhiên có ưu nhược điểm riêng. Và tùy từng chất liệu mà giá thành tủ bếp sẽ có sự khác biệt. Tìm hiểu kỹ chất liệu tủ bếp là bước quan trọng giúp bạn lựa chọn được thiết kế tủ bếp phù hợp sở thích, kinh phí.
5 chất liệu tủ bếp phổ biến hiện nay là: tủ bếp nhôm kính, tủ bếp inox, tủ bếp gỗ nhựa, tủ bếp gỗ công nghiệp và tủ bếp gỗ tự nhiên.
Tủ bếp nhôm kính
Tủ bếp nhôm kính ngày càng trở nên quen thuộc trong gian bếp các gia đình hiện đại. Được cấu tạo từ 3 vật liệu chính đó là nhôm, kính và hợp kim nhôm Aluminium, tủ bếp này sở hữu nhiều điểm ưu việt. Đó là độ bền cao, khả năng chống mối mọt, chống ẩm và chống cháy tốt. Đặc biệt giá thành rẻ là điều thu hút khách hàng nhất của loại tủ bếp bằng chất liệu nhôm kính.
Tủ bếp nhôm kính có độ bền cao, khả năng chống mối mọt, chống ẩm, chống cháy tốt và giá thành rẻ. (Ảnh: xaydunglocphat.com.vn)
Gây ấn tượng bởi màu sắc đa dạng nhưng tủ bếp nhôm kính lại không được lòng các khách hàng khó tính. Bởi chất liệu nhôm kính trông khá “kém sang” cũng như độ thẩm mỹ không bằng các chất liệu tủ bếp khác. Điểm trừ lớn nhất của tủ bếp nhôm kính hẳn là tiếng ken két của kim loại phát ra mỗi khi đóng, mở tủ. Ngoài ra, chất liệu nhôm kính khá dễ ọp ẹp sau một thời gian sử dụng.
Tủ bếp inox
Nếu bạn muốn tìm chất liệu tủ bếp bền bỉ theo năm tháng thì inox là chất liệu bạn cần. Tủ bếp inox có ưu điểm độ bền cực cao đặc biệt là inox cao cấp 304. Thêm nữa, tủ bếp inox có khả năng thắp sáng không gian phòng bếp gia đình bạn bởi độ sáng choang khó bàn cãi của chất liệu. Các ưu điểm vượt trội tủ bếp inox sở hữu là khả năng chống ăn mòn, chống mối mọt. Bên cạnh đó là khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt, dễ vệ sinh lau chùi. Tủ bếp inox còn được biết đến là ít cong vênh hay bong tróc như một vài chất liệu tủ bếp thông thường.
Tủ bếp inox rất thích hợp đặt trong các không gian phòng bếp theo phong cách công nghiệp. (Ảnh: toanankhanh.com.vn)
Điểm trừ của tủ bếp inox hẳn phải kể đến là việc chúng dễ bị loang ố trông rất mất thẩm mỹ. Trong phong thủy phòng bếp thì việc mang một vật dụng hợp kim như tủ bếp này vào dễ gây ra sự bất hòa. Bởi bếp hành hỏa trong khi hỏa lại tương khắc với kim mà inox lại là hợp kim. Chính vì thế khi chọn mua tủ bếp inox bạn rất nên cẩn trọng.
Tủ bếp gỗ nhựa
Đa dạng về mẫu mã là phải kể đến tủ bếp gỗ nhựa. Đây là chất liệu được tổng hợp từ bột gỗ, nhựa và chất phụ gia (có gốc cenllulose hoặc vô cơ). Tủ bếp gỗ nhựa cũng sở hữu nhiều điểm vượt trội. Vừa có khả năng chống mối mọt, chống nước tốt lại khó cong vênh và dễ vệ sinh lau chùi.
Hiện nay, tủ bếp gỗ nhựa có rất nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp nhiều phong cách thiết kế phòng bếp. (Ảnh: amu.vn)
Ngoài các điểm sáng trên thì tủ bếp gỗ nhựa cũng tồn tại khuyết điểm. Do sự liên kết sợi trong lõi kém nên kết cấu nhựa và ốc vít không bền chặt. Dẫn đến độ bền bỉ của tủ bếp gỗ nhựa kém. Cân nhắc về điểm trừ này của tủ bếp gỗ nhựa trước khi mua là điều cần thiết.
Tủ bếp gỗ công nghiệp
Chất liệu gỗ công nghiệp đang có vị thế rất lớn trong số các chất liệu tủ bếp. Đây cũng là loại tủ bếp được ưa chuộng nhất nhì hiện nay. Sở hữu các ưu điểm đáng kinh ngạc: chống nhiệt, chống mối mọt, chịu lực. Chưa dừng lại ở đó tủ bếp gỗ công nghiệp khó cong vệnh, rất dễ vệ sinh. Hơn nữa, mẫu mã phong phú của loại tủ bếp này khiến người tiêu dùng cực kỳ hài lòng.
Tủ bếp gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng hiện nay. (Ảnh: tubepsky.com)
Ngoại trừ tủ bếp gỗ công nghiệp có lõi chống ẩm còn lại các tủ bếp gỗ công nghiệp thông thường có khả năng chống ẩm khá kém.
Tủ bếp gỗ tự nhiên
Đứng đầu về giá thành là tủ bếp gỗ tự nhiên. Bởi chất liệu này chứa vô số điểm cộng tuyệt vời. Từ độ bền, độ chịu lực, chịu nhiệt tốt đến mùi thơm tự nhiên. Khó chất liệu tủ bếp nào có thể qua mặt được gỗ tự nhiên. Tủ bếp gỗ tự nhiên còn có nhiều kiểu dáng, họa tiết độc đáo cho người tiêu dùng lựa chọn.
Tủ bếp gỗ tự nhiên có giá thành cao bù lại sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội. (Ảnh: noithatthanhnam.com)
Tất nhiên đi kèm ưu điểm là những nhược điểm khó tránh khỏi. Tủ bếp gỗ tự nhiên khá nặng, dễ bị mối mọt và cong vênh. Điểm trừ lớn nhất vẫn là giá thành khá “chát” so với mặt bằng chung.
Việc so sánh 5 chất liệu tủ bếp phổ biến trên chỉ là tương đối. Bởi mỗi một chất liệu sẽ có thể có nhiều loại trong đó. Và từng loại lại có thể có chất lượng từ thấp đến cao khác nhau. Chất lượng và giá thành của tủ bếp cũng sẽ có sự thay khác tùy vào khả năng xử lý chất liệu của đơn vị thi công. Do đó, điều quan trọng là bạn tìm được đơn vị sản xuất uy tín để “chọn mặt gửi vàng”.
3. Phân loại tủ bếp
Tủ bếp ngày càng trở thành nội thất quan trọng trong không gian bếp núc. Để lựa chọn được mẫu tủ bếp phù hợp vừa thực hiện chức năng lưu trữ vừa giúp trang trí bếp đẹp, bạn rất cần tìm hiểu đôi nét về cách phân loại tủ bếp cùng khả năng ứng dụng của từng loại.
Phân loại theo phong cách
Như nhiều món đồ nội thất khác, tủ bếp có sự đa dạng về phong cách thiết kế đảm bảo phù hợp với mọi gian bếp. Xét về phong cách, tủ bếp gia đình được phân chia thành 3 phong cách chính: Cổ điển, tân cổ điển và hiện đại. Tất nhiên tùy từng phong cách mà tủ bếp có đặc trưng về chất liệu, màu sắc và khả năng ứng dụng riêng biệt.
Điểm chung nhất của 3 phong cách thiết kế tủ bếp này nằm ở việc phân chia khu vực chính. Đó là khu vực lưu trữ, khu vực chậu rửa và khu vực nấu nướng. Dù chúng đi theo phong cách nào đi chăng nữa, thiết kế tủ bếp buộc phải được chia thành 3 khu vực chính như trên.
Với những không gian phòng bếp được thiết kế theo phong cách hoài cổ, có diện tích rộng rãi thì tủ bếp cổ điển, tân cổ điển là lựa chọn chuẩn xác. Riêng với các không gian phòng bếp có diện tích khiêm tốn thì mẫu tủ bếp hiện đại với kiểu dáng vuông vắn, gọn gàng là thích hợp hơn cả.
Phân loại theo chất liệu
Những thiết kế tủ bếp còn được phân chia dựa trên chất liệu làm nên sản phẩm. Đó là gỗ và các loại vật liệu cải tiến khác. Tủ bếp gỗ được phân chia thành tủ bếp gỗ tự nhiên và tủ bếp gỗ công nghiệp.
Tủ bếp gỗ tự nhiên là các sản phẩm được làm hoàn toàn từ gỗ lấy từ thân cây gỗ: gỗ sồi, xoan đào, căm xe, óc chó, …
Tủ bếp gỗ tự nhiên đẹp nhưng giá thành khá đắt đỏ. (Ảnh: noithatvietlam)
Tủ bếp gỗ công nghiệp là các sản phẩm được làm từ gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụ để làm ra tấm gỗ như: MFC, MDF, Veneer, Acrylic, …
Các loại tủ bếp sử dụng vật liệu cải tiến khác, như: tủ bếp nhôm kính, tủ bếp inox, tủ bếp nhựa PVC phủ Laminate bề mặt.
Tùy vào điều kiện kinh tế và sở thích mà mỗi gia đình có sự lựa chọn tủ bếp theo chất liệu phù hợp.
Phân loại theo hình dáng
Dựa trên hình dáng, tủ bếp được chia thành: tủ bếp chữ I, chữ U và chữ G (biến thể của tủ bếp chữ U) và chữ L.
Tủ bếp chữ I
Là kiểu tủ bếp có kiểu dáng cơ bản, đơn giản nhất trong số các mẫu tủ bếp. Tủ bếp chữ I phổ biến trong gian bếp của những ngôi nhà ống. Hoặc các không gian phòng bếp nhỏ, dài, hẹp ngang.
Tủ bếp chữ I không phải mất công xử lý góc chết như các mẫu tủ bếp chữ U, G, L (Ảnh: phatngan)
Ưu điểm tủ bếp chữ I
– Xét về giá thành tủ bếp chữ I giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình nhất. Trong khi các mẫu tủ bếp còn lại có khá nhiều bộ phận thì tủ bếp chữ I chỉ gồm một mặt bàn bếp trải dọc. Vì vậy mà quá trình thi công tủ bếp rất nhanh chóng, không vất vả như các tủ bếp khác. Tủ bếp chữ I cũng giảm thiểu việc cắt xén gỗ. Nhờ đó gỗ thừa, gỗ vụn được hạn chế tối đa.
-Tủ bếp chữ I không chỉ tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn giúp tiết kiệm cả diện tích. Hơn nữa, mẫu tủ bếp rất thuận tiện cho việc di chuyển khi gia chủ nấu nướng.
Nhược điểm và cách xử lý tủ bếp chữ I
Tủ bếp chữ I khá nhỏ, ít không gian lưu trữ. Đó gần như là nhược điểm duy nhất của mẫu tủ bếp này. Để xử lý, gia chủ nên sử dụng tủ cao sát trần thay vì hệ tủ lửng. Ngoài ra, tận dụng phụ kiện thông minh như ngăn kéo chữ U, ngăn kéo đơn chính là giải pháp giúp tăng diện tích sử dụng của tủ bếp.
Tủ bếp chữ I có nhược điểm về không gian lưu trữ. (Ảnh: noithatthanhnam)
Tủ bếp chữ U
Sở hữu không gian phòng bếp rộng rãi hơn một chút, bạn có thêm sự lựa chọn tủ bếp chữ U.
Tủ bếp chữ U có khả năng lưu trữ rộng lớn. (Ảnh: tubepgiasock.com)
Ưu điểm tủ bếp chữ U
Tủ bếp này gồm ba bề mặt cùng lối vào thông với khoảng nấu nướng ở giữa. Do vậy, bạn dễ dàng di chuyển cũng như nấu nướng cùng các thành viên gia đình khác. Xét về khả năng lưu trữ, tủ bếp chữ U xếp trên một bậc so với tủ bếp chữ I.
Nhược điểm tủ bếp chữ U
Do choáng nhiều diện tích phòng bếp hơn nên tủ bếp chữ U tốn kém chi phí lắp đặt hơn. Sở hữu đến 2 góc chết cũng là nhược điểm mà bạn nên cân nhắc khi chọn mua mẫu tủ bếp này. Điều đó đồng nghĩa với việc phụ kiện góc sẽ cần đến nhiều hơn.
Rất khó để thay đổi tủ bếp chữ U sau một thời gian sử dụng. Bởi mẫu tủ bếp này có tính ổn định rất cao. Sự thay đổi dù chỉ là hộc tủ hay bàn đảo cũng khiến tổng thể phải thi công lại.
Lưu ý khi sử dụng tủ bếp chữ U
Tính đối xứng của tủ bếp chữ U thể hiện rất rõ rệt. Mẫu tủ bếp này mang lại sự cân đối đẹp mắt cho phòng bếp gia đình. Chính vì vậy khi chọn mẫu tủ bếp chữ U, bạn nên cân nhắc tích hợp quầy bar, bàn soạn để tăng tính đối xứng. Các giải pháo này giúp tăng chức năng cho bếp và qua đó linh hoạt trong việc sử dụng bếp núc hơn.
Sự đồng bộ về chất liệu, màu sắc trong không gian phòng bếp có tủ bếp chữ U là điều cực kỳ quan trọng.
Sử dụng tủ bếp chữ U gia chủ rất khó để thiết kế hay thay đổi chi tiết sau một thời gian sử dụng. (Ảnh: tubepsky.com)
Tủ bếp chữ G
Một biến thể xuất sắc của tủ bếp chữ U là tủ bếp chữ G. Mẫu tủ bếp này được chuộng trong phòng bếp của các căn hộ lớn.
Tủ bếp chữ G là biến thể của tủ bếp chữ U. (Ảnh: dongtubep.com)
Ưu điểm tủ bếp chữ G
Đây là biến thể của tủ bếp chữ U khi nó sở hữu phần ốc đảo hoặc quầy bar nối liền tủ bếp để tạo ra dáng chữ G. Do đó, các ưu điểm của tủ bếp chữ U thì đều có mặt trong tủ bếp chữ G. Như khoảng không gian rộng rãi ở giữa. Người nấu nướng thuận tiện di chuyển. Và cả nhà có thể nấu ăn thoải mái cùng nhau. Khả năng lưu trữ của mẫu tủ bếp chữ G cũng là một điểm sáng.
Do tủ bếp chữ G sở hữu bán đảo riêng biệt nên có thể biến tấu nhiều chức năng hơn. Gia chủ có thể bỏ ra khi cần mở rộng không gian cho việc di chuyển trong nhà bếp.
Sử dụng tủ bếp chữ G dễ dàng phân chia các khu vực riêng biệt cho phòng bếp thêm đẹp mắt. Đảo bếp có thể kiêm luôn vai trò của khu vực pha chế đồ uống hấp dẫn.
Không như tủ bếp chữ U, tủ bếp chữ G dễ dàng phối chất liệu, màu sắc khác nhau.
Nhược điểm và cách xử lý tủ bếp chữ G
Có đến 3 góc chết như tủ bếp chữ U, tủ bếp chữ G khá tốn phụ kiện để xử lý. Cùng với đó là chi phí đầu tư “đội” lên rất nhiều so với các tủ bếp khác.
Kiểu dáng cồng kềnh của tủ bếp chữ G buộc không gian phòng bếp phải rộng. Nên nếu bếp nhà bạn nhỏ, hẹp thì đây không phải sự lựa chọn đúng đắn.
Không gian bếp rộng rãi thích hợp lựa chọn mẫu tủ bếp chữ G. (Ảnh: thegioitubephanoi.com)
Tủ bếp chữ L
Đây là mẫu tủ bếp phổ biến nhất trong không gian bếp núc nhiều gia đình hiện đại.
Tủ bếp kiểu chữ L. (Ảnh: tubepgiasock.com)
Ưu điểm tủ bếp chữ L
Sự linh hoạt là điểm cộng đầu tiên của mẫu tủ bếp chữ L. Bạn có thể co, kéo diện tích tủ bếp sao cho phù hợp với độ rộng của căn bếp gia đình.
Từ ưu điểm trên, tủ bếp chữ L được sử dụng nhiều trong bếp nhỏ của các căn hộ khiêm tốn. Đôi khi, trong các thiết kế người ta dùng tủ bếp chữ L thay cho vách ngăn giữa phòng khách và phòng ăn.
Sử dụng tủ bếp này bạn rất dễ dàng di chuyển. Sức chứa của tủ bếp chữ L khá lớn nên bạn không phải lo về vấn đề lưu trữ. Mẫu tủ bếp này còn đem lại sự rộng rãi cho không gian phòng bếp.
Nhược điểm và cách sắp xếp tủ bếp chữ L hợp lý
Do kiểu dáng chữ L, bạn cần học cách sắp xếp đồ đạc vào tủ bếp sao cho hợp lý, khoa học. Có như thế bạn mới tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình chế biến thức ăn trong bếp.
Theo đó, tủ lạnh nên đặt ở gần hướng cửa ra vào phòng bếp nhất. Để bạn tiện tay cất trữ thực phẩm vào tủ hơn. Cạnh tủ lạnh sẽ là các dụng cụ nhà bếp như chén, bát, rổ rá, ly tách, … rồi mới đến bồn rửa thực phẩm. Xung quanh khu vực nấu nướng, bạn nên đặt sẵn xoong nồi, các lọ gia vị, … cùng đồ dùng vệ sinh nhà bếp.
Đây là mẫu tủ bếp chuyên biệt dành cho gian bếp sở hữu góc vuông. (Ảnh: noithathoanmy)
Chọn tủ bếp theo hình dáng sao cho phù hợp không gian phòng bếp là điều rất đáng lưu tâm. Và một điều còn cần thiết hơn đó là chọn lựa chuyên gia uy tín để tư vấn, thiết kế tủ bếp hoàn hảo cho gian bếp nhà bạn.
► Xem thêm: