Có vô vàn cách trang trí phòng bếp đẹp. Dưới đây là một vài gợi ý hữu ích dành cho những ai muốn thiết kế không gian nấu nướng dùng bữa hiện đại và tiện nghi. Bất kỳ phòng bếp nào cũng phải đảm bảo các nội thất chính. Bao gồm: bộ bàn ăn, quầy bếp, tủ bếp (hay các vật dụng lưu trữ khác). Thế nhưng còn tùy thuộc vào kiến trúc của từng ngôi nhà mà gia chủ sẽ có các giải pháp bố trí nội thất phù hợp.
Phòng bếp và phòng ăn riêng biệt
Khi không gian sống đủ rộng, phòng bếp và phòng ăn sẽ được đặt ở hai khu vực riêng biệt. Hoặc chúng cùng nằm trong một phòng nhưng cách xa nhau. Khi sở hữu phòng bếp và phòng ăn tách rời như thế, gia chủ có thể chọn bộ bàn ăn lớn nằm cố định. Thêm đèn chùm xa hoa phía bên trên bộ bàn ăn. Ngoài ra là thêm quầy bar hay sử dụng tủ bếp, đảo bếp lớn.
Phòng bếp và phòng ăn được ngăn cách bởi vách ngăn và cửa kéo. Nội thất có sự tương đồng với hai sắc trắng và nâu gỗ.
Đừng quên thảm trải sàn để bảo vệ sàn phòng ăn tốt nhất. Lưu ý màu sắc, chất liệu, hay họa tiết của thảm nhất nhất phải hài hòa với bộ bàn ăn.
Vách ngăn gỗ được thiết kế như giá lưu trữ tiện ích. Bộ bàn ăn gỗ đem đến vẻ đẹp ấm cúng cho phòng ăn.
Trang trí phòng ăn bằng việc trưng bày đồ lưu niệm trong các tủ, chạn đặt sát tường là một gợi ý.
Một thiết kế phòng bếp đẹp theo tinh thần hiện đại với khu vực sơ chế riêng, khu lưu trữ các đồ gia dụng riêng. Dù không có cửa sổ lấy sáng tự nhiên nhưng gian bếp này vẫn thoáng nhờ sử dụng nội thất và tường sáng màu. Kết hợp cùng hệ thống đèn chiếu sáng âm trần và đèn phía dưới các tủ bếp.
Các tủ bếp sáng màu mang lại vẻ ngăn nắp cho không gian phòng bếp này. Máy hút mùi là vật dụng nhất định phải có trong các gian bếp không cửa sổ, cửa thông gió.
Thêm quầy bar mini và ghế cao để nhâm nhi thức uống trong lúc chờ đợi thức ăn chín kĩ nhé!
Phòng bếp và phòng ăn kết hợp
Khi sống trong các căn hộ nhỏ, gia chủ có giải pháp kết hợp phòng bếp-ăn. Thiết kế phòng bếp-ăn kết hợp này cần chú trọng các nội thất tích hợp như đảo bếp kiêm bàn ăn hoặc nội thất thông minh có thể gấp gọn như ghế ngồi.
Đảo bếp được mở rộng thành bàn ăn cho 7 người.
Bếp được thiết kế ngay bên dưới gầm cầu thang là giải pháp tiết kiệm diện tích tối ưu.
Đảo bếp không chỉ đóng vai trò nơi sơ chế, bàn ăn mà còn là tủ lưu trữ tiện ích.
Thiết kế phòng bếp-ăn đẹp đơn giản, tinh tế với tủ bếp sáng màu không tay cầm. Thêm vài chiếc đèn thả trần, rèm cửa mỏng trang trí phòng bếp-ăn thêm xinh xắn.
Nội thất thông minh có thể gấp gọn là lựa chọn đáng cân nhắc.
Bộ bàn ăn giấu khéo léo sau tủ lưu trữ.
Bộ bàn ăn này cũng là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm diện tích cho phòng bếp-ăn quá nhỏ.
Lựa chọn nội thất và cách trang trí
Để thiết kế phòng bếp-ăn đẹp, bạn cần lựa chọn nội thất theo đúng phong cách mà bếp-ăn gia đình hướng đến. Cách lựa chọn nội thất và trang trí các món đồ này rất quan trọng vì nó sẽ góp phần định hình phong cách cho phòng bếp-ăn.
Phong cách vintage với bàn ăn gỗ.
Phòng ăn theo phong cách công nghiệp kết hợp vintage.
Thiết kế phòng ăn phong cách Nhật với bàn thấp, đệm ngồi và hốc để chân.
Tinh thần hiện đại tràn gập thiết kế phòng bếp-ăn đẹp này.
Thiết kế phòng bếp-ăn đơn giản nhưng sang trọng.
Tiện ích sắp xếp và lưu trữ
Tủ bếp với nhiều ngăn kéo góc tiện ích.
Đảo bếp tích hợp nhiều ngăn kéo hữu dụng.
Tủ bếp với thật nhiều không gian lưu trữ.
Hay bạn cũng có thể lựa chọn kệ gắn tường nhiều tầng
Tủ bếp kệ kéo ngày càng phổ biến.
Mơ ước của mọi bà nội trợ là được sở hữu không gian phòng bếp đẹp, đầy đủ tiện nghi.
Khi không có quá nhiều ý tưởng, việc xem xét lời khuyên từ người khác là điều bạn nên làm.
Chọn truyền thống hay hiện đại?
Phòng bếp dù thiết kế theo phong cách truyền thống hay hiện đại đều có các ưu điểm riêng. Nếu phong cách truyền thống gợi nhắc gợi nhớ nhiều về quá khứ thì phong cách hiện đại giúp gia đình bạn tận hưởng những gì tiện nghi, tân tiến nhất.
Trước khi lựa chọn phong cách truyền thống hay hiện đại, hãy tự hỏi bản thân bạn mong mỏi điều gì đối với gian bếp gia đình. Nhưng nếu bạn cảm thấy khó khăn thì vẫn có thể pha trộn hai phong cách này vào cùng không gian phòng bếp.
Khi đã chọn được phong cách chủ đạo hãy bố trí nội thất sao cho thích hợp. Tránh sa đà vào việc chạy theo mốt bởi rất nhanh thôi, chúng sẽ trở nên lỗi thời. Và bạn lại phải tốn thêm khoảng chi phí không nhỏ cho việc mua mới nội thất.
Ánh sáng
Ánh sáng luôn là yếu tố quan trọng dù là phòng bếp hay các không gian nào khác.
Sử dụng thêm đèn trang trí nếu phòng bếp gia đình bạn không thể đáp ứng yêu cầu ánh sáng tự nhiên.
Đảo bếp
Đảo bếp vừa đóng vai trò bàn bếp vừa là bàn ăn hiệu quả cho không gian bếp chật.
Đảo bếp còn là vách ngăn hiệu quả đối với các phòng bếp nhỏ nơi căn hộ chung cư. Nơi mà phòng bếp được bố trí liền kề phòng khách.
Nội thất khác
Tùy vào không gian phòng bếp mà bạn lên kế hoạch mua sắm nội thất phù hợp.
Sự cân đối giữa kích thước nội thất và diện tích căn phòng luôn mang đến sự lôi cuốn cho phòng bếp.
Thêm chi tiết nội thất như trần bằng cửa kính để tạo điểm nhấn chẳng hạn.
Chất liệu
Gỗ tự nhiên là chất liệu thiết kế phòng bếp được nhiều người ưa chuộng.
Để cân bằng cảm nhận cho phòng bếp với nhiều thiết bị, đồ gia dụng bằng nhôm, inox lạnh lẽo các nội thất gỗ được thêm vào. Vì gỗ luôn cho cảm giác ấm cúng, dễ chịu vô cùng.
Màu sắc
Các gam màu sáng nên được lựa chọn giúp nới rộng không gian phòng bếp gia đình.
Sử dụng gạch họa tiết để tô điểm thêm màu sắc, sự bắt mắt cho phòng bếp.
Gạch bông cổ điển cũng là gợi ý đáng để bạn cân nhắc khi muốn tạo phòng bếp đẹp vượt thời gian.
6 Lưu ý khi trang trí bếp
Nhiều người mong mỏi trang trí phòng bếp đẹp nhưng lại không có bất kỳ ý tưởng nào khả dĩ có thể thực hiện. Đầu tư ngay 6 thứ này đi, bạn sẽ thấy muốn sở hữu không gian bếp núc đẹp không còn là vấn đề khó nhằn nữa. 6 lưu ý mà các chuyên gia hàng đầu mách nước xem, đảm bảo phòng bếp đẹp lên trông thấy và sáng sủa hơn rất nhiều đấy.
1. Mặt đá granite
Mặt bếp gỗ dù khá tiết kiệm chi phí nhưng về mặt thẩm mỹ và độ bền kém nhiều so với mặt đá granite. Để cải tạo bếp cũ bạn nên mạnh dạn thay mặt bếp gỗ bằng đá granite. Với đặc tính sáng bóng, dễ lau chùi mặt đá granite chính là thứ mà bạn nên đầu tư để có một phòng bếp đẹp.
2. Tấm ốp tường bếp
Dùng tấm ốp tường bếp là cách thay đổi diện mạo cho phòng bếp nhanh nhất. Hiện nay với các chất liệu ốp tường đa dạng như gạch, kính, tấm dán chịu nhiệt, … cùng họa tiết màu sắc phong phú, bạn có thể chọn lựa phù hợp với phong cách chủ đạo phòng bếp nhà mình. Đầu tư cho tường bếp chính xác là thứ tiếp theo sau mặt bếp mà bạn cần phải chăm chút nếu muốn phòng bếp trở nên sắc màu, tạo cảm hứng nấu nướng đấy.
3. Dán lại tủ bếp
Tủ bếp thường sử dụng nên sẽ nhanh hỏng hóc, cũ kỹ trông rất nhàm chán nếu bạn không thay đổi sớm. Để phòng bếp đẹp hơn mà không quá tốn kém, mất thời gian thì bạn nên đầu tư dán lại tủ bếp. Cách làm này sẽ giúp bạn có căn bếp mới trong tích tắc mà chẳng cần phải sơn phết, thay mới vất vả tốn kém.
4. Thêm đèn LED
Mang ánh sáng vào không gian bếp núc là điều cần thiết phải đầu tư sau khi bạn đã khoác lớp áo mới cho mặt bếp, tường và tủ bếp. Đèn LED là gợi ý tiếp theo để bạn thổi bừng sức sống cho phòng bếp gia đình.
5. Thảm bếp
Sàn nhà là thứ bạn nên đầu tư sau khi đã lắp đèn LED. Sàn nhà bếp hay bong tróc, trầy xước khiến nơi này trông thật xấu xí và kém duyên. Thế thì hẳn là bạn nên sắm sửa một tấm thảm bếp trải dài được khu vực bếp. Cách giấu khéo léo sàn nhà không đẹp và làm bật lên sự sống động cho căn bếp này được khá nhiều người lựa chọn. Hãy chọn thảm tối màu để không quá bận tâm về các vết bẩn xuất hiện dày đặc khi nấu nướng nhé.
6. Sắp xếp đồ bếp theo chiều dọc
Những thiết kế kệ gắn tường sẽ giải quyết nỗi lo về việc không đủ không gian lưu trữ đồ làm bếp giúp bạn. Cách sắp xếp đồ bếp theo chiều dọc là giải pháp tối ưu mà những phòng bếp chật nên áp dụng ngay.
(Tổng hợp)
►Xem thêm: +100 Mẫu Phòng bếp đẹp với nhiều phong cách tại đây